Tin CMD368 - Tham dự Euro 1992 chỉ với tư cách đội thay thế cho Nam Tư, nhưng thùng thuốc súng Đan Mạch đã bùng nổ, hất văng mọi vật cản để giành chiến thắng. Những chàng lính chì dũng cảm viết nên một kết thúc thần kỳ hơn chính những câu chuyện của Andersen, và có lẽ là bất ngờ lớn nhất lịch sử bóng đá.
34 năm sau World Cup 1958, một lần nữa người dân Thụy Điển lại được sống trong bầu không khí cuồng nhiệt của lễ hội bóng đá. Đội bóng chủ nhà rơi vào bảng tử thần, nơi có sự góp mặt của Pháp và Anh. Đội lép vế nhất bảng này chính là Đan Mạch. Tuyển Pháp, dưới sự dẫn dắt của huyền thoại Michel Platini, là ứng cử viên lớn nhất cho danh hiệu vô địch. Nằm cùng bảng A vòng loại với Tiệp Khắc và Tây Ban Nha nhưng Pháp giành chiến thắng cả 8 trận, ghi được 20 bàn thắng, trong đó có 12 thuộc về cặp tiền đạo Jean Pierre Papin - Eric Cantona.
Xem thêm : link vào cmd368 mới nhất 2020
Anh là đội duy nhất trong giai đoạn chuẩn bị cho EURO 1992 đánh bại Pháp 2-0, trên sân nhà Wembley. Ở trận này, tiền đạo U21 Alain Shearer đã ghi bàn ngay trong lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia. Mặc dù thi đấu không ấn tượng ở vòng loại, Anh cũng không để thua trận nào. Trong đội hình những chú sư tử khi đó có những hảo thủ như David Platt hay vua phá lưới vòng chung kết Cup thế giới 1986 Gary Linerker. Ngay cả những cầu thủ tấn công tiếng tăm như Chris Waddle hay Bryan Robson đều bị HLV Graham Taylor gạt ra ngoài danh sách.
Đan Mạch xếp thứ nhì bảng 4 vòng loại, dưới Nam Tư. Có lẽ người Nam Tư còn mãi tiếc nuối về việc đội tuyển của họ không thể tham dự kỳ EURO tại Thụy Điển. Chưa bao giờ xứ sở được mệnh danh là Brazil của châu Âu lại sản sinh ra nhiều tài năng sáng chói như vậy. Đội hình được tạo nên chủ yếu bởi những cầu thủ Sao Đỏ Belgrade giành Cup C1 năm 1991, Nam Tư là một cái tên đáng gờm với những ngôi sao như Robert Prosinecki, Dragan Stojkovic, Darko Pancev, Zvonimir Boban và nhất là Dejan Savicevic với cái chân trái ma thuật. Tuy nhiên, do nội chiến nổ ra, Nam Tư đã phải nhường lại chỗ cho Đan Mạch.
Trong đội hình Đan Mạch chỉ có một ngôi sao và là ngôi sao hàng đầu thế giới, Michel Laudrup. Tuy nhiên, Laudrup anh do bất đồng với HLV Richard Moller Nielsen đã từ chối đến Thụy Điển, dù Brian, người em trai, chấp nhận cùng đồng đội làm kẻ thế chỗ. Sau 3 thất bại ở vòng bảng EURO 1988, không mấy người đặt hy vọng vào những chú lính chì Đan Mạch.
Ngoài bảng 1, bảng 2 cũng rất đáng gờm với Hà Lan, Đức và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Ở bảng này, Scotland bị đánh giá thấp nhất. Hà Lan là đương kim vô địch châu Âu, Đức là quán quân thế giới còn SNG đã loại Italy của ngôi sao trẻ Roberto Baggio, của Franco Baresi và Gianluca Vialli trên đường tới vòng chung kết. Đây là một bảng đấu có nhiều duyên nợ. 4 năm trước, Hà Lan đã loại Đức ở bán kết trước hạ tiếp Liên Xô (tiền thân của đội SNG) tại trận đấu cuối cùng để lần đầu tiên vô địch châu Âu.
Những bất ngờ liên tiếp
Tại mọi giải đấu, những bất ngờ luôn tạo ra sự thú vị cho người hâm mộ và mang lại sự hấp dẫn cho bóng đá. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra tại giải đấu ở Thụy Điển năm 1992 thực sự nằm ngoài sự tưởng tượng của ngay cả những người mơ mộng nhất.
Việc Pháp bị loại đã được báo trước bằng trận hòa thất vọng với Thụy Điển. Những chú gà trống Gaulois bị dẫn trước từ phút 24. Mãi đến phút 58, tiền vệ nhỏ con Cristina Perez, rất được Platini ưa thích, sau khi vào sân thay người đầu hiệp hai, mới tung ra một đường chuyền sát thủ để Papin gỡ hòa. Trước khi trận đấu kết thúc, cầu thủ đầu trọc Klass Ingersson của Thụy Điển một lần kết thúc trúng cột dọc. Ở trận kế tiếp hòa 0-0 với Anh, Pháp đột nhiên tỏ ra thận trọng một cách khó hiểu khi thay vì sử dụng Perez, đã chọn Luis Fernandez, một trong bộ tứ nổi tiếng từ thời Platini còn thi đấu. Nhát dao kết liễu triều đại của Platini là trận thua Đan Mạch 1-2.
Đan Mạch mở tỷ số trước ở phút 8 nhờ công Henrik Larsen. Đội bóng bị đánh giá là chiếu dưới bỗng chơi đầy quyết tâm ở trận đấu quyết định chiếc vé thứ hai vào bán kết (trước đó, Thụy Điển đã buộc Anh phải về nước với chiến thắng 2-1). Ngay cả khi Papin gỡ hòa thế trận vẫn không thay đổi. Bàn ấn định tỷ số mà cầu thủ dự bị Lars Elstrup ghi được chỉ là kết quả tất yếu của một trận đấu mà đội hay hơn đã thắng. Đan Mạch tiếp tục cuộc phiêu lưu nhưng thử thách trước mặt còn lớn hơn rất nhiều. Đoàn quân của HLV Niesel sẽ phải đối mặt với những người Hà Lan bay, đội đứng đầu bảng 2.
Ở bảng 2, Hà Lan và Đức là hai đội giành vé vượt qua vòng bảng. Đức, đứng nhì bảng này, sẽ gặp Thụy Điển ở cặp bán kết còn lại.
Phải chăng Rinus Michel và các học trò đã quá chủ quan sau trận thắng Đức 3-1 ở vòng bảng để đến nỗi bị Đan Mạch chặn lại ở bán kết? Chỉ biết rằng đội tuyển da cam đã thi đấu thiếu sự khẩn trương ngay cả khi Brian Laudrup chuyền chính xác cho Larsen mở tỷ số phút 5. Phút 23, từ cánh phải Frank Rijkaard chuyền bóng cho tiền đạo trẻ Denis Bergkamp cân bằng. 10 phút sau, Larsen lại ghi bàn từ khoảng cách gần, sau một pha tranh bóng lộn xộn trước khung thành. Bị cấm thi đấu ở trận chung kết vì nhận thẻ trong hai trận liên tiếp nhưng Larsen đã đóng góp quá đủ cho Đan Mạch. Laudrup em cũng là một cầu thủ chơi nổi bật, với kỹ thuật và lối chơi thông mình, buộc hàng thủ Hà Lan của Ronald Koeman phải làm việc cật lực.
4 phút trước khi hết giờ, Rijkaard phối hợp cùng Gullit và ghi bàn gỡ hòa 2-2. Trong hai hiệp phụ, Peter Schmeichel, trong tương lai sẽ là một trong những thủ môn hay nhất thế giới, đã làm nản lòng mọi chân sút của Hà Lan, đặc biệt cú kết thúc gần của Bryan Roy. Một thất bại có thể dự báo trước với đội bóng xứ sở hoa tulip khi tiến hành thi đấu luân lưu. Trong số 10 cầu thủ của hai đội lĩnh trách nhiệm thực hiện sứ mệnh nặng nề từ chấm 11m, chỉ có mình Van Basten đã để Schmeichel chặn được. Trận thua này là giải đấu lớn cuối cùng của bộ ba huyền thoại Van Basten - Gullit - Rijkaard.
Ở cặp đấu còn lại, Đức đã chấm dứt tham vọng của đội chủ nhà bằng chiến thắng 3-2 cực kỳ thuyết phục, trận đấu hay nhất của họ tại giải. Phút 11, Thomas Hassler đưa Đức dẫn trước bằng một cú sút phạt tuyệt đẹp, còn hơn cả bàn thắng anh ghi được trong trận hòa 1-1 với SNG ở vòng bảng. Cầu thủ thấp nhỏ này tiếp tục chứng tỏ mình là tiền vệ hay nhất giải khi cướp bóng, tạo điều kiện để Mattias Sammer tạt bóng cho Karl Heinz Riedle nhân đôi cách biệt phút 59. Vài phút sau, đội chủ nhà gỡ lại một bàn từ chấm 11m nhờ công Thomas Brolin nhưng trận đấu được định đoạt ở phút 88, khi Riedle ghi bàn thứ hai cho riêng mình. Sau đó một phút, cái đầu của tiền đạo cao kều Kennet Andersson rút ngắn kết quả xuống còn 2-3 nhưng không còn đủ thời gian cho Thụy Điển gỡ hòa. Đức vào chung kết.
Kết thúc có hậu
Với những người yêu chuyện thần tiên, không còn một cái kết nào đẹp hơn việc tí hon Đan Mạch quật ngã chàng khổng lồ Đức. Nhưng với người hâm mộ Đức, đây là một trong những thất bại khó tiêu hóa nhất. Trong 15 phút đầu, đội bóng của HLV Berti Vogts tỏ ra hoàn toàn tự tin, sẵn sàng nghiền nát vị khách không mời bằng những cú nã pháo liên tục của Riedle, Stefan Reuter và Guido Buchwald. Nhưng đội chịu áp lực tâm lý ít hơn đã ghi được bàn thắng trước ở phút 18. Kim Vilfort tranh cướp bóng cùng Andreas Brehme, đánh gót lại cho Flemming Polvsen. Bóng được nhả lại cho John Jensen và cú sút từ mép vạch 16m50 đã không cho thủ thành Bodo Illgner cơ hội cản phá. Đây mới là bàn thắng thứ hai của Jensen trong 48 lần khoác áo Đan Mạch. Cầu thủ này cũng cần đến 98 lần ra sân mới có được bàn thắng đầu tiên cho Arsenal.
Phút 78, Vilfort để bóng chạm tay trước khi đá bóng chính xác vào bên trái Illgner. Nhưng dù sao trọng tài cũng vẫn công nhận và Đan Mạch đã giành Cup với chiến thắng 2-0. Dường như số mệnh đã hoàn toàn nghiêng về phía Đan Mạch. Vilfort vừa mới trở lại đội tuyển một ngày trước đó, sau khi vội vã bay đi thăm cô con gái nhỏ phải nằm viện vì bệnh máu trắng.
Các trận đấu tại EURO 1992:
Chung kết:
Đan Mạch 2-0 Đức
Bán kết:
Thụy Điển 2-3 Đức
Hà Lan 2-2 Đan Mạch
Vòng bảng:
Bảng 1
Thụy Điển 1-1 Pháp
Đan Mạch 0-0 Anh
Pháp 0-0 Anh
Thụy Điển 1-0 Đan Mạch
Thụy Điển 2-1 Anh
Pháp 1-2 Đan Mạch
Bảng 2
Hà Lan 1-0 Scotland
SNG 1-1 Đức
Scotland 0-2 Đức
Hà Lan 0-0 SNG
Hà Lan 3-1 Đức
Scotland 3-0 SNG
34 năm sau World Cup 1958, một lần nữa người dân Thụy Điển lại được sống trong bầu không khí cuồng nhiệt của lễ hội bóng đá. Đội bóng chủ nhà rơi vào bảng tử thần, nơi có sự góp mặt của Pháp và Anh. Đội lép vế nhất bảng này chính là Đan Mạch. Tuyển Pháp, dưới sự dẫn dắt của huyền thoại Michel Platini, là ứng cử viên lớn nhất cho danh hiệu vô địch. Nằm cùng bảng A vòng loại với Tiệp Khắc và Tây Ban Nha nhưng Pháp giành chiến thắng cả 8 trận, ghi được 20 bàn thắng, trong đó có 12 thuộc về cặp tiền đạo Jean Pierre Papin - Eric Cantona.
Xem thêm : link vào cmd368 mới nhất 2020
Anh là đội duy nhất trong giai đoạn chuẩn bị cho EURO 1992 đánh bại Pháp 2-0, trên sân nhà Wembley. Ở trận này, tiền đạo U21 Alain Shearer đã ghi bàn ngay trong lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia. Mặc dù thi đấu không ấn tượng ở vòng loại, Anh cũng không để thua trận nào. Trong đội hình những chú sư tử khi đó có những hảo thủ như David Platt hay vua phá lưới vòng chung kết Cup thế giới 1986 Gary Linerker. Ngay cả những cầu thủ tấn công tiếng tăm như Chris Waddle hay Bryan Robson đều bị HLV Graham Taylor gạt ra ngoài danh sách.
Đan Mạch xếp thứ nhì bảng 4 vòng loại, dưới Nam Tư. Có lẽ người Nam Tư còn mãi tiếc nuối về việc đội tuyển của họ không thể tham dự kỳ EURO tại Thụy Điển. Chưa bao giờ xứ sở được mệnh danh là Brazil của châu Âu lại sản sinh ra nhiều tài năng sáng chói như vậy. Đội hình được tạo nên chủ yếu bởi những cầu thủ Sao Đỏ Belgrade giành Cup C1 năm 1991, Nam Tư là một cái tên đáng gờm với những ngôi sao như Robert Prosinecki, Dragan Stojkovic, Darko Pancev, Zvonimir Boban và nhất là Dejan Savicevic với cái chân trái ma thuật. Tuy nhiên, do nội chiến nổ ra, Nam Tư đã phải nhường lại chỗ cho Đan Mạch.
Trong đội hình Đan Mạch chỉ có một ngôi sao và là ngôi sao hàng đầu thế giới, Michel Laudrup. Tuy nhiên, Laudrup anh do bất đồng với HLV Richard Moller Nielsen đã từ chối đến Thụy Điển, dù Brian, người em trai, chấp nhận cùng đồng đội làm kẻ thế chỗ. Sau 3 thất bại ở vòng bảng EURO 1988, không mấy người đặt hy vọng vào những chú lính chì Đan Mạch.
Ngoài bảng 1, bảng 2 cũng rất đáng gờm với Hà Lan, Đức và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Ở bảng này, Scotland bị đánh giá thấp nhất. Hà Lan là đương kim vô địch châu Âu, Đức là quán quân thế giới còn SNG đã loại Italy của ngôi sao trẻ Roberto Baggio, của Franco Baresi và Gianluca Vialli trên đường tới vòng chung kết. Đây là một bảng đấu có nhiều duyên nợ. 4 năm trước, Hà Lan đã loại Đức ở bán kết trước hạ tiếp Liên Xô (tiền thân của đội SNG) tại trận đấu cuối cùng để lần đầu tiên vô địch châu Âu.
Những bất ngờ liên tiếp
Tại mọi giải đấu, những bất ngờ luôn tạo ra sự thú vị cho người hâm mộ và mang lại sự hấp dẫn cho bóng đá. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra tại giải đấu ở Thụy Điển năm 1992 thực sự nằm ngoài sự tưởng tượng của ngay cả những người mơ mộng nhất.
Việc Pháp bị loại đã được báo trước bằng trận hòa thất vọng với Thụy Điển. Những chú gà trống Gaulois bị dẫn trước từ phút 24. Mãi đến phút 58, tiền vệ nhỏ con Cristina Perez, rất được Platini ưa thích, sau khi vào sân thay người đầu hiệp hai, mới tung ra một đường chuyền sát thủ để Papin gỡ hòa. Trước khi trận đấu kết thúc, cầu thủ đầu trọc Klass Ingersson của Thụy Điển một lần kết thúc trúng cột dọc. Ở trận kế tiếp hòa 0-0 với Anh, Pháp đột nhiên tỏ ra thận trọng một cách khó hiểu khi thay vì sử dụng Perez, đã chọn Luis Fernandez, một trong bộ tứ nổi tiếng từ thời Platini còn thi đấu. Nhát dao kết liễu triều đại của Platini là trận thua Đan Mạch 1-2.
Đan Mạch mở tỷ số trước ở phút 8 nhờ công Henrik Larsen. Đội bóng bị đánh giá là chiếu dưới bỗng chơi đầy quyết tâm ở trận đấu quyết định chiếc vé thứ hai vào bán kết (trước đó, Thụy Điển đã buộc Anh phải về nước với chiến thắng 2-1). Ngay cả khi Papin gỡ hòa thế trận vẫn không thay đổi. Bàn ấn định tỷ số mà cầu thủ dự bị Lars Elstrup ghi được chỉ là kết quả tất yếu của một trận đấu mà đội hay hơn đã thắng. Đan Mạch tiếp tục cuộc phiêu lưu nhưng thử thách trước mặt còn lớn hơn rất nhiều. Đoàn quân của HLV Niesel sẽ phải đối mặt với những người Hà Lan bay, đội đứng đầu bảng 2.
Ở bảng 2, Hà Lan và Đức là hai đội giành vé vượt qua vòng bảng. Đức, đứng nhì bảng này, sẽ gặp Thụy Điển ở cặp bán kết còn lại.
Phải chăng Rinus Michel và các học trò đã quá chủ quan sau trận thắng Đức 3-1 ở vòng bảng để đến nỗi bị Đan Mạch chặn lại ở bán kết? Chỉ biết rằng đội tuyển da cam đã thi đấu thiếu sự khẩn trương ngay cả khi Brian Laudrup chuyền chính xác cho Larsen mở tỷ số phút 5. Phút 23, từ cánh phải Frank Rijkaard chuyền bóng cho tiền đạo trẻ Denis Bergkamp cân bằng. 10 phút sau, Larsen lại ghi bàn từ khoảng cách gần, sau một pha tranh bóng lộn xộn trước khung thành. Bị cấm thi đấu ở trận chung kết vì nhận thẻ trong hai trận liên tiếp nhưng Larsen đã đóng góp quá đủ cho Đan Mạch. Laudrup em cũng là một cầu thủ chơi nổi bật, với kỹ thuật và lối chơi thông mình, buộc hàng thủ Hà Lan của Ronald Koeman phải làm việc cật lực.
4 phút trước khi hết giờ, Rijkaard phối hợp cùng Gullit và ghi bàn gỡ hòa 2-2. Trong hai hiệp phụ, Peter Schmeichel, trong tương lai sẽ là một trong những thủ môn hay nhất thế giới, đã làm nản lòng mọi chân sút của Hà Lan, đặc biệt cú kết thúc gần của Bryan Roy. Một thất bại có thể dự báo trước với đội bóng xứ sở hoa tulip khi tiến hành thi đấu luân lưu. Trong số 10 cầu thủ của hai đội lĩnh trách nhiệm thực hiện sứ mệnh nặng nề từ chấm 11m, chỉ có mình Van Basten đã để Schmeichel chặn được. Trận thua này là giải đấu lớn cuối cùng của bộ ba huyền thoại Van Basten - Gullit - Rijkaard.
Ở cặp đấu còn lại, Đức đã chấm dứt tham vọng của đội chủ nhà bằng chiến thắng 3-2 cực kỳ thuyết phục, trận đấu hay nhất của họ tại giải. Phút 11, Thomas Hassler đưa Đức dẫn trước bằng một cú sút phạt tuyệt đẹp, còn hơn cả bàn thắng anh ghi được trong trận hòa 1-1 với SNG ở vòng bảng. Cầu thủ thấp nhỏ này tiếp tục chứng tỏ mình là tiền vệ hay nhất giải khi cướp bóng, tạo điều kiện để Mattias Sammer tạt bóng cho Karl Heinz Riedle nhân đôi cách biệt phút 59. Vài phút sau, đội chủ nhà gỡ lại một bàn từ chấm 11m nhờ công Thomas Brolin nhưng trận đấu được định đoạt ở phút 88, khi Riedle ghi bàn thứ hai cho riêng mình. Sau đó một phút, cái đầu của tiền đạo cao kều Kennet Andersson rút ngắn kết quả xuống còn 2-3 nhưng không còn đủ thời gian cho Thụy Điển gỡ hòa. Đức vào chung kết.
Kết thúc có hậu
Với những người yêu chuyện thần tiên, không còn một cái kết nào đẹp hơn việc tí hon Đan Mạch quật ngã chàng khổng lồ Đức. Nhưng với người hâm mộ Đức, đây là một trong những thất bại khó tiêu hóa nhất. Trong 15 phút đầu, đội bóng của HLV Berti Vogts tỏ ra hoàn toàn tự tin, sẵn sàng nghiền nát vị khách không mời bằng những cú nã pháo liên tục của Riedle, Stefan Reuter và Guido Buchwald. Nhưng đội chịu áp lực tâm lý ít hơn đã ghi được bàn thắng trước ở phút 18. Kim Vilfort tranh cướp bóng cùng Andreas Brehme, đánh gót lại cho Flemming Polvsen. Bóng được nhả lại cho John Jensen và cú sút từ mép vạch 16m50 đã không cho thủ thành Bodo Illgner cơ hội cản phá. Đây mới là bàn thắng thứ hai của Jensen trong 48 lần khoác áo Đan Mạch. Cầu thủ này cũng cần đến 98 lần ra sân mới có được bàn thắng đầu tiên cho Arsenal.
Phút 78, Vilfort để bóng chạm tay trước khi đá bóng chính xác vào bên trái Illgner. Nhưng dù sao trọng tài cũng vẫn công nhận và Đan Mạch đã giành Cup với chiến thắng 2-0. Dường như số mệnh đã hoàn toàn nghiêng về phía Đan Mạch. Vilfort vừa mới trở lại đội tuyển một ngày trước đó, sau khi vội vã bay đi thăm cô con gái nhỏ phải nằm viện vì bệnh máu trắng.
Các trận đấu tại EURO 1992:
Chung kết:
Đan Mạch 2-0 Đức
Bán kết:
Thụy Điển 2-3 Đức
Hà Lan 2-2 Đan Mạch
Vòng bảng:
Bảng 1
Thụy Điển 1-1 Pháp
Đan Mạch 0-0 Anh
Pháp 0-0 Anh
Thụy Điển 1-0 Đan Mạch
Thụy Điển 2-1 Anh
Pháp 1-2 Đan Mạch
Bảng 2
Hà Lan 1-0 Scotland
SNG 1-1 Đức
Scotland 0-2 Đức
Hà Lan 0-0 SNG
Hà Lan 3-1 Đức
Scotland 3-0 SNG